Phimset

Ban tổ chức giải Nobel Văn chương 2020 tiếp tục kh&ocir google dịch hình ảnh

【google dịch hình ảnh】Haruki Murakami gần một thập niên lỡ hẹn với Nobel Văn chương

Ban tổ chức giải Nobel Văn chương 2020 tiếp tục không gọi tên Haruki Murakami vào phút chót khi trao giải. Trong gần một thập niên,ầnmộtthậpniênlỡhẹnvớiNobelVănchươgoogle dịch hình ảnh rất nhiều lần tác giả của Kafka bên bờ biểnđược Viện Hàn lâm Thụy Điển - đơn vị chủ trì giải Nobel Văn chương hằng năm, xướng tên ở danh sách đề cử nhưng đến phút chót giải thưởng được trao cho các tác giả khác. Là tác giả có số lượng sách bán chạy không chỉ riêng ở quê nhà mà còn khắp thế giới, Haruki Murakami có những tiết lộ vì sao ông lại tỏ ra không mặn mà và "dửng dưng" với giải thưởng văn chương danh giá này. Khi được phóng viên của tạp chí New Yorkerhồi đầu thập niên 2010 hỏi về khả năng chiến thắng giải Nobel Văn chương, ông cho biết: "Không, tôi không cần các giải thưởng. Nó đồng nghĩa với việc hành trình viết lách của bạn đã xong xuôi rồi". Vượt lên tất cả, điều mà nhà văn 71 tuổi cần là độc giả: "Nếu bạn là nhà văn và bạn có độc giả, bạn có tất cả. Bạn không cần các nhà phê bình hay các bài đánh giá". Hồi mùa giải năm 2018, Haruki Murakami từng rút tên khỏi danh sách đề cử giải Nobel Văn chương vì mùa giải năm đó dính bê bối tình dục và tài chính gây rúng động dư luận. Theo Reuters, "cha đẻ" của quyển sách Tôi nói gì khi nói về chạy bộ muốntoàn tâm cho công việc sáng tác, giải thưởng với ông không quan trọng. 

Haruki Murakami không mặn mà với giải Nobel Văn chương

Ảnh: Aktuálně.cz

Tính đến nay, có 3 nhà văn gốc Nhật nhận giải Nobel Văn chương là Kawabata Yasunari (được trao năm 1968), Kenzaburō Ōe (nhận giải năm 1994) và Kazuo Ishiguro (đoạt giải năm 2017). So với các tác giả này, Haruki Murakami sáng tác bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, nhưng ông chủ yếu viết bằng tiếng Nhật khi chính bản thân nhà văn cũng không đề cao khả năng Anh ngữ trong sáng tác của mình. Đồng thời, sách của Haruki Murakami cũng bán chạy hơn hẳn các tác giả trên khi tính đến hiện tại, sách của ông bán được hàng triệu bản khắp thị trường sách thế giới, được chuyển ngữ sang 50 ngôn ngữ.Ở Việt Nam, sách của Haruki Murakami được dịch nhiều và sớm. Nhiều tác phẩm có thể kể qua như Lắng nghe gió hát, Biên niên ký chim vặn dây cót, Rừng Na Uy, Kafka bên bờ biển, Cuộc săn cừu hoang, 1Q84... Ông chiếm cảm tình của bạn đọc Việt và cứ mỗi mùa Nobel tới, các "Harukist" (những người hâm mộ cuồng nhiệt ông - NV) ở Việt Nam lẫn Nhật Bản hay trên thế giới đều trông ngóng để nghe tên Haruki Murakami được xướng lên. Và năm nay, người hâm mộ Haruki Murakami một lần nữa lại thất vọng.

Louise Glück: Người đi góp nhặt thần thoại qua thơ

Bà Louise Glück được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trao Huân chương Nhân văn Quốc gia năm 2016

Ảnh: New York Times

Trên trang nobelprize.orgcũng như trên Twitter, ban tổ chức giải Nobel dành nhiều lời ca ngợi cho nữ nhà thơ Mỹ Louise Glück, chủ nhân của tấm huy chương danh giá năm nay. Ban tổ chức nhấn mạnh: "Louise Glück, người thắng giải Nobel Văn chương năm nay, là cây bút đi tìm một thế giới mà nơi đó được lấy cảm hứng từ thần thoại cũng như những mô-típ kinh điển, chúng bàng bạc trong sáng tác của bà".Chiến thắng của nữ tác giả Louise Glück nâng con số nữ giới rinh tượng vàng tại giải Nobel Văn chương lên 15 trên tổng cộng 116 người được trao giải. Trong văn nghiệp của mình, bà Louise Glück sáng tác nhiều tập thơ nhưFirstborn(viết năm 1968), The House on Marshland(sáng tác năm 1975), The Triumph of Achilles(1985)... Ban tổ chức giải thưởng tấm tắc tài năng của Louise Glück là "độc đáo". Đồng thời trên trang xã hội Twitter, Viện Hàn lâm Thụy Điển nhấn mạnh về tầm ảnh hưởng của cây bút người Mỹ này ngay từ khi bước vào văn đàn: "Louise Glück ra mắt bạn đọc tập thơ Firstborn vào năm 1968 và sớm ghi dấu ấn là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học đương đại Mỹ". Để thấy rõ hơn phong cách sáng tác của Louise Glück, hãy nhìn vào nhận định của những người chính thức trao giải cho bà qua tập thơ hồi đầu thập niên 2000 làAverno. Trong tập thơ này, ban tổ chức giải thưởng nhận định, đó là sự "diễn giải đầy mộng ảo của nhà văn về sự đọa đày của nữ thần Persephone ở địa ngục khi nàng bị giam cầm bởi thần cai quản nơi đây là Hades".Nhà thơ người Mỹ Louise Glück sinh năm 1943 ở New York và sống ở Cambridge, bang Massachusetts. Bà có tuổi thơ êm đềm cùng anh chị em và bố mẹ, đây là suối nguồn nuôi dưỡng tài năng thơ ca sau này của bà.Tạm gác lại chuyện Nobel Văn chương và những bất ngờ về buổi lễ trao giải cũng như việc Haruki Murakami không thắng giải, xin chúc mừng bà Louise Glück. Có thể thấy, con đường chinh phục giải thưởng này của Haruki Murakami có lẽ còn rất dài phía trước. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap